Cách phòng tránh thực phẩm bị những loại nấm mốc tấn công

Cách phòng tránh thực phẩm bị những loại nấm mốc tấn công
21/12/2023 06:12 PM 559 Lượt xem

    Đã bao giờ bạn gặp tình trạng thực phẩm bị mốc chưa? Và bạn đã xử lý thực phẩm đó như thế nào? Bài viết sau đây Nha Phước Thịnh sẽ phân tích rõ sự nguy hiểm của các loại nấm mốc trong thực phẩm đối với sức khỏe của chúng ta, đồng thời làm thế nào để phòng tránh các loại nấm mốc phát sinh trong quá trình bảo quản thực phẩm.

    Những loại thực phẩm dễ bị những loại nấm mốc tấn công

     Các loại thịt nhiễm nấm mốc:

    Bất cứ loại thịt cá nào cũng có thể nhiễm mốc: thịt, cá tươi, thịt nấu chín, thịt xông khói, hot-dog, thịt hầm… đều có thể nhiễm nấm mốc nếu bảo quản quá lâu hoặc không đúng cách.

    nam-moc-1

    Các loại thịt nhiễm nấm mốc

    Các loại đậu, các loại hạt, các loại ngũ cốc:

    Các loại thực phẩm họ đậu, các loại hạt trong củ, quả, các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mạch… và sản phẩm làm từ chúng như bún, mì, các loại mì ống, bơ đậu phộng, đậu… đều có khả năng bị nhiễm mốc rất cao.

    Các sản phẩm làm từ sữa bị nấm mốc

     Với các sản phẩm mềm như sữa chua và kem, phô mai cắt nhỏ, phô mai mềm… (có cấu trúc mềm và ẩm) thì khi bị nấm mốc rất nguy hiểm, rễ nấm mốc có thể ăn sâu vào bên trong => Tốt nhất các bạn nên bỏ đi càng nhanh càng tốt.

    Các loại thạch và mứt trái cây bị nấm mốc:

    Các loại thạch và mứt trái cây khi đã bị nhiễm nấm mốc bạn cũng nên bỏ đi khi có dấu hiệu của nấm mốc, vì chúng có thể chứa chất độc Mycotoxin (tên gọi của 1 nhóm độc tố do nấm mốc sinh ra, trong số này có Aflatoxin B1 cực độc).

    nam-moc-2

    Các loại thạch và mứt trái cây bị mốc

    Các loại rau củ bị mốc

    Nếu ớt, cà rốt, củ cải, củ dền, bí và rau khác với kết cấu cứng và dày có thể được chấp nhận với một chỗ mốc nhỏ miễn là bạn cắt bỏ hoàn toàn phần mốc đi. Lưu ý là chỗ cắt đó phải cách tối thiểu phần mốc khoảng 2cm sau đó rửa kỹ lại trước khi nấu.

    Cách ngăn ngừa thực phẩm bị những loại nấm mốc tấn công

    Thực phẩm tươi sống

    Do đó, đối với các loại thực phẩm tươi sống, khi mua về cần bao gói cẩn thận và bảo quản trong tủ lạnh.

    Các loại thực phẩm tươi sống không nên để quá lâu trong tủ, tối đa với rau củ quả là 2 tuần và với thực phẩm tươi đông lạnh là dưới 12 tháng.

    Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp

    Các loại thực phẩm đông lạnh đóng hộp, chế biến sẵn nên sử dụng một lần và hạn chế để lưu cữu trong tủ lạnh sau khi đã mở nắp ra sử dụng.

    Rau củ quả

    Hạn chế việc trữ quá nhiều đồ ăn, rau củ quả trong tủ lạnh vì vừa giảm khả năng bảo quản của tủ, vừa làm gia tăng các loại vi khuẩn phát sinh ngay bên trong tủ gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

    Thực phẩm khô, hải sản khô

    Việc đặt lên ngăn đá không làm hải sản khô đông cứng, mà trái lại là cách để giữ được độ dẻo ngon của hải sản khô. Không nên đặt dưới ngăn mát, độ bảo quản không được dài và hải sản khô sẽ bị hút mất hơi ẩm khiến chúng trở nên cứng, ăn không còn ngon, ngọt. Để trong tủ lạnh độ 3-4 tuần, nên bỏ ra phơi lại rồi tiếp tục bảo quản như hướng dẫn trên.

    0