Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nhắc đến rất nhiều về chao – một món ăn vô cùng đặc biệt và là đặc sản vùng miền đúng không nào? Tuy nhiên bạn đã biết gì về món ăn này? Quy trình sản xuất chao như thế nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về chao
Chao chính là sản phẩm của quá trình lên men giữa sữa đậu nành đông đặc do vi sinh vật tiết ra enzyme để chuyển hóa các thành phần đạm, chất béo, đường có trong sữa đậu nành thành các acid amin, các đường đơn.
Chao có rất nhiều những dạng sản phẩm khác nhau
Xét về mặt dinh dưỡng thì chao cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như các chất protid, lipid, gluxit. Những dưỡng chất này đã được thủy phân bởi vi sinh vật được tiêu hóa và hấp thụ.
Hiện nay, chao có rất nhiều sản phẩm khác nhau như chao nước, chao đặc, chao bánh, chao bột…. mỗi loại đều có hương vị đặc trưng riêng dùng để chế biến các món ăn mang hương vị rất đặc biệt.
Nguồn gốc về món ăn chao
Món ăn chao có nguồn gốc xuất phát từ Hàn quốc sau đó đến Trung Quốc, Nhật bản và rồi mới đến Việt Nam. Với mỗi nước khác nhau sẽ có quy trình sản xuất chao khác nhau. Tại Việt Nam chao được sản xuất chủ yếu dưới dạng chao nước – hay còn gọi là chao đỏ. Với quy trình sản xuất đặc biệt, có hương vị đặc trưng nên tại thời điểm hiện tại chao chính là một trong những sản phẩm lên men truyền thống ở nước ta.
Xem thêm:
Các phương pháp sản xuất chao
Hiện nay tại Việt Nam có 2 phương pháp sản xuất chao đó là phương pháp dân gian (ủ chao) và phương pháp công nghiệp (cấy trực tiếp mốc lên bánh chao)
Ở bài viết này thì chúng tôi sẽ mng đến cho các bạn thông tin về phương pháp sản xuất chao công nghiệp. Với phương pháp này thì bước đầu tiên bạn cần phải nuôi mốc trên đậu hũ. Đây chính là công đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng của chao. Mốc phát triển tốt thì men được tích lũy nhiều, các acid amin tạo thành trong bánh chao sẽ nhiều.
Quy trình sản xuất chao công nghiệp
Để giúp cho mốc phát triển tốt thì bạn cần phải bố trí người theo dõi, xác định được hoạt lực của mốc, xác định chính xác thời gian nuôi mốc. Trong phòng nuôi mốc cần phải có thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, phòng đạt tiêu chuẩn giảm thiểu sự thất thoát độ ẩm, nền nhà nằm nghiêng, thoát nước dễ dàng.
Bước tiếp theo sau khi nuôi mốc là ướp muối. Muối chính là loại tiệt trùng nhẹ giúp quá trình phân giải protein thêm thuận lợi hơn. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng lượng muối phù hợp, nếu như dùng lượng muối quá cao sẽ làm cho chất men phân hủy chất đạm không thể xúc tác sự thủy phân protid dẫn đến chao bị sống.
Công đoạn cuối cùng của sản xuất chao công nghiệp đó chính là công đoạn lên men. Ở công đoạn này men sẽ thực hiện một chuỗi các phản ứng sinh hóa khác nhau. Đây chính là công đoạn quyết định chao có một hương vị đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao.
Để quá trình lên men được diễn ra tốt nhất thì bạn cần phải tạo điều kiện tối ưu cho chúng hoạt động. Những điều kiện tối ưu đó là độ ẩm, nhiệt độ và độ PH môi trường phù hợp. Lên men chính ở nhiệt độ lý tưởng 35 – 36 độ C trong thời gian 6 – 7 ngày. Lên men phụ có mục đích tạo hương ở nhiệt độ 25 – 30 độ C thời gian lên men là 7 ngày.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn thông tin về quy trình sản xuất chao công nghiệp. Cuối bài viết này chúng tôi cung cấp cho khách hàng thông tin về một đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm men vi sinh đó là là Nha Phước Thịnh. Đơn vị này đã và đang khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng khách hàng. Liên hệ với Nha Phước Thịnh tại Số 3 Xóm Vôi, Phường 14 Quận 5, TP Hồ Chí Minh để lựa chọn sản phẩm chất lượng nhất.