Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thông dụng

Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thông dụng
17/12/2023 10:05 PM 1449 Lượt xem

    Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật thường là dạng lỏng hoặc dạng rắn. Hiện nay các phòng thí nghiệm thường sử dụng các môi trường nuôi cấy vi sinh vật sau:

    Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào thành phần môi trường

    Nếu phân loại dựa vào thành phần môi trường thì các môi trường nuôi cấy vi khuẩn được chia làm hai loại gồm:

    Môi trường nuôi cấy tự nhiên: Đây là loại môi trường chứa các chất hữu cơ khác nhau không biết rõ thành phần hóa học vì vậy còn được gọi là môi trường không xác định về mặt hóa học. Môi trường tự nhiên chứa dịch chiết thịt bò, hoặc dịch chiết nấm men.

    Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào thành phần môi trường

    Môi trường nuôi cấy tổng hợp: Đây là loại môi trường biết rõ về các thành hóa học nên còn được gọi là môi trường xác định. Môi trường chứa các dung dịch pha loãng của hóa chất tinh khiết, không có nấm men, động vật hoặc mô thực vật, thường được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu hơn là sản xuất.

    Môi trường nuôi cấy vi sinh vật dựa vào trạng thái môi trường

    Môi trường đặc: Những môi trường có bổ sung thêm thạch (Agar – Agar) hay silicagel — Môi trường bán đặc: Những môi trường chỉ chứa một lượng nhỏ thạch (từ 0,2 – 0,7% ), được sử dụng để quan sát khả năng di chuyển và hoạt động của các vi sinh vật.

    Môi trường lỏng: Những môi trường không bổ sung các chất làm đông đặc, tồn tại ở dạng lỏng, thường được sử dụng trong nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm và sản xuất lớn tại các nhà máy lên men công nghiệp.

    Môi trường vi sinh vật dựa vào mục đích sử dụng

     Môi trường tăng sinh: Môi trường mà ở đó các chất dinh dưỡng như máu, huyết thanh, cao nấm men, mô động vật,… thích hợp với một nhóm vi sinh vật sẽ được bổ sung lên môi trường cơ sở.

    Môi trường nuôi cấy chọn lọc: Đây là loại môi trường được sử dụng cho từng nhóm vi sinh vật riêng biệt. Có nhiều trường hợp môi trường chọn lọc được thiết kế dựa trên nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt của từng nhóm vi sinh vật nhất định. Ví dụ: Môi trường Eosin Methylene Blue để phát hiện vi khuẩn Gram dương như Coliform, môi trường vô đạm Ashby dùng để phân lập vi khuẩn Azotobacter,…

    Môi trường vi sinh vật dựa vào mục đích sử dụng

    Môi trường vi sinh cấy chuyển: Đây là loại môi trường có khả năng lưu trữ tạm thời các mẫu, duy trì khả năng sống của mẫu và không làm thay đổi nồng độ mẫu, môi trường không chứa cacbon, nitơ và tác nhân hữu cơ tránh sự nhân bản của mẫu. Môi trường vi sinh cất chuyển được sử dụng trong môi trường yếm khí.

    Ngoài các môi trường trên thì còn có một số loại môi trường đặc biệt khác có thể kể đến như:

    – Môi trường phân tích dùng để định lượng các chất kháng sinh

    – Môi trường khử dùng trong việc phát triển sinh vật kỵ khí

    Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ NHA PHƯỚC THỊNH để được tư vấn chi tiết nhé!

    0