6 xu hướng thức ăn chăn nuôi toàn cầu

6 xu hướng thức ăn chăn nuôi toàn cầu
23/12/2023 11:44 PM 1103 Lượt xem

    Tiêu thụ và sản lượng thức ăn chăn nuôi toàn cầu không ngừng tăng trong khi các xu hướng vi mô và thách thức của ngành chăn nuôi ở mỗi khu vực và vật nuôi luôn khác nhau. Do đó, hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi cần phải nắm được 6 xu hướng vĩ mô dưới đây để tiếp tục phát triển bền vững trong năm 2019.

     

    1. Tác động của người tiêu dùng

    Người tiêu dùng trên toàn cầu ngày càng quan tâm đến chuỗi cung ứng thực phẩm. Họ liên tục nâng cao nhu cầu đối với các sản phẩm protein động vật được sản xuất theo những hệ thống chuyên môn hóa. Điều này đã ảnh hưởng đến cách thức và công thức sản xuất thức ăn chăn nuôi.

    Theo David Fairfield, Phó Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Thức ăn chăn nuôi, thuộc Hiệp hội Ngũ cốc và Thức ăn chăn nuôi Quốc gia (NGFA): “Thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng sản xuất nông nghiệp và tạo ra một hiệu ứng lan truyền tới toàn bộ chuỗi cung ứng hàng hóa nông nghiệp, gồm cả ngành thức ăn chăn nuôi. Năm 2019, các công ty thức ăn chăn nuôi sẽ phải tính đến chiến lược hoạt động hiệu quả nhằm đáp lại những mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng”.

    Người tiêu dùng sẽ tiếp tục tạo sức ép đến ngành thức ăn chăn nuôi qua những quan điểm gay gắt về sản phẩm biến đổi gen (GMOs), kháng sinh, hữu cơ, thức ăn chăn nuôi và thực phẩm an toàn, phúc lợi động vật và sự bền vững. TS. Nancy Fisher, Chuyên gia dinh dưỡng tại Hiệp hội Sản xuất Thức ăn chăn nuôi Canada cho biết: “Xã hội và người tiêu dùng đang có vai trò ngày càng quan trọng. Họ luôn đặt ra những câu hỏi và sự kỳ vọng. Ngành thức ăn chăn nuôi cần phải chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng giải đáp và đáp ứng được sự kỳ vọng này.”

    Markus Dedl, Tổng Giám đốc của Delacon nhận định ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể là động lực để nâng cao nhận thức của công chúng về toàn ngành chăn nuôi. “Ngành thức ăn chăn nuôi chính là người gác cổng. Ngành này có trách nhiệm sử dụng nguyên liệu, thành phần và phụ gia thức ăn đạt chất lượng cao để cải thiện sức khỏe và phúc lợi động vật. Nó là nhân tố chính trong việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng với toàn hệ thống sản xuất thực phẩm”, Dedl nói thêm.

    1. Loại bỏ kháng sinh

    Loại bỏ kháng sinh kích thích tăng trưởng và chữa bệnh trong ngành chăn nuôi tiếp tục trở thành chủ đề nóng với các hãng thức ăn và chuyên gia dinh dưỡng.

    Leah Wilkinson, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Mỹ (AFIA) cho biết: “Những năm gần đây, chúng ta thấy nhiều hãng bán lẻ và nhà sản xuất thực phẩm đã phải thay đổi hoạt động trước áp lực từ phía người tiêu dùng qua các chiến lược kêu gọi chăn nuôi không kháng sinh. Chăn nuôi không kháng sinh nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhưng thường đi ngược lại những đề xuất của các bác sĩ thú y – những người cho rằng nên duy trì sử dụng kháng sinh đúng cách và thận trọng như một công cụ cần thiết để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh”.

    Trong khi thách thức dịch bệnh luôn hiện hữu, nhà sản xuất và chuyên gia dinh dưỡng muốn chuyển đổi sang chăn nuôi không kháng sinh buộc phải chấp nhận hy sinh sản lượng và nhiều thứ khác liên quan đến sản xuất. Để giải quyết điều này, những nhà sản xuất phụ gia thức ăn cần tiếp tục chủ động nghiên cứu để tạo ra những chất thay thế kháng sinh, đặc biệt là tập trung vào sức khỏe đường ruột và cải tiến hệ miễn dịch.

     

     

    1. Hiểm họa dịch bệnh

    Ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu đang tập trung vào những cách giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh và cải thiện an toàn sinh học qua dinh dưỡng. Dù những dịch bệnh do virus gây ra như tiêu chảy cấp trên heo (PED) và cúm gia cầm và nhiều dịch bệnh khác luôn là nỗi ám ảnh, nhưng Dịch tả heo châu Phi (ASF) đang là mối lo ngại nghiêm trọng nhất hiện nay.

    Ông Wilkinson cho biết, dù thức ăn và nguyên liệu thức ăn không phải lúc nào cũng là vật trung gian truyền bệnh nhưng nếu thức ăn hoặc nguyên liệu thức ăn bị nhiễm virus thì hiểm họa khôn lường bởi một số dịch bệnh ngoại lai có thể trú ngụ trong một số loại thành phần thức ăn suốt thời gian vận chuyển.

    Trung Quốc và châu Âu đang chiến đấu với dịch bệnh do virus gây ra, còn Mỹ vẫn dồn mọi nỗ lực tìm kiếm phương pháp ngăn chặn ASF và nhiều dịch bệnh ngoại lai.

    Ông Scott Hine, Phó Giám đốc Quản lý sản phẩm, giải pháp và công nghệ của hãng Novur International nhận định, các hãng cung cấp thức ăn cũng cần phải thận trọng trong cuộc chiến với dịch bệnh để bảo vệ ngành chăn nuôi và duy trì niềm tin của công chúng. Các nghiên cứu liên quan đến cách dịch bệnh tồn tại trong thức ăn và sự phát triển các giải pháp vẫn đang được tiếp tục được thực hiện.

    1. Bất ổn thương mại

    Các mối quan hệ thương mại sẽ tiếp tục trở thành chủ đề chính trong năm 2019, phần lớn được thúc đẩy từ sự vận động đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

    “Ngành thức ăn chăn nuôi sẽ chỉ tiếp tục tăng trưởng qua xuất khẩu thức ăn hoàn chỉnh, thức ăn cho thú cưng, nguyên liệu thức ăn và công nghệ”, ông Wilkinson cho biết. Mặc dù thuế quan sẽ cản trở những cuộc đàm phán giữa các quốc gia trong năm 2019, nhưng cũng có nhiều tín hiệu tích cực khác như thỏa thuận thương mại tự do Mỹ – Mexico – Canada và sắp tới là cuộc đàm phán thương mại giữa EU, Nhật Bản và Anh. AFIA đánh giá Trung Quốc, Canada và Mexico là những quốc gia ưu tiên trong mở rộng và củng cố quan hệ thương mại với Mỹ.

    Theo Samphathkumar của CLFMA, bất chấp xung đột thương mại, châu Á tiếp tục là một trong những khu vực nhập khẩu ròng lớn nhất các mặt hàng ngũ cốc nguyên liệu, bởi đây là khu vực sản xuất protein lớn nhất, đặc biệt từ ngành nuôi thủy sản và gia cầm.

     

     

    1. Bền vững và phúc lợi động vật

    Một nhân tố quan trọng của phúc lợi động vật là bảo vệ con vật trước những tác động hủy hoại bởi stress suốt chu kỳ sống. Để giải quyết các vấn đề stress trong chăn nuôi, ngành thức ăn chăn nuôi đang nỗ lực cải thiện phúc lợi động vật qua dinh dưỡng và sử dụng phụ gia thức ăn. Theo Christos Antipatis, Giám đốc Chiến lược marketing dinh dưỡng và công nghệ premix tại Cargill, bền vững và phúc lợi động vật trong chăn nuôi sẽ tiếp tục được cải thiện thông qua sự kết hợp dinh dưỡng và cải tiến công nghệ số như cảm biến, trí tuệ nhân tạo, dinh dưỡng vi lượng và nhiều công nghệ mới khác.

    Antipatis cho biết: “Chúng ta đang ở thời kỳ hoàng kim của cuộc cách mạng công nghệ số ngành nông nghiệp. Công nghệ số giúp ngành thức ăn chăn nuôi thu nhận được thông tin chính xác về sức khỏe của vật nuôi và dinh dưỡng, làm cơ sở để hãng sản xuất đưa ra các quyết định tốt hơn nhằm cải thiện năng suất, chất lượng và sự bền vững. Ngoài ra, sự hiểu biết sâu sắc về công nghệ số có thể giảm hiệu ứng khí thải nhà kính đồng thời nâng cao phúc lợi động vật”.

    1. Thay đổi, đa dạng hóa nguyên liệu

    Christophe Bostvironnois, Giám đốc Quản lý sản phẩm gia cầm toàn cầu tại hãng sinh học toàn cầu Chr.Hansen dự báo, sự thay đổi nguyên liệu thức ăn chăn nuôi do khuynh hướng chính trị và kinh tế sẽ là thách thức lớn với nhà sản xuất thức ăn và dinh dưỡng trong năm 2019.

    Rất nhiều sản phẩm phụ sẽ được tung ra thị trường và những giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm này luôn biến đổi. Do đó, quản lý sự biến đổi này để giữ toàn bộ hệ gen của vật nuôi ổn định, duy trì sản lượng luôn ổn định và có thể dự báo được sẽ là một thách thức ngày càng lớn của ngành.

    Sampathkuymar của CLFMA nhận định, ngành thức ăn chăn nuôi phải tiếp tục tìm kiếm những nguồn protein thay thế… Điều này đòi hỏi toàn ngành chăn nuôi phải nỗ lực thúc đẩy và đầu tư để giúp cho các nghiên cứu cải tiến được hiện thực hóa thành sản phẩm thương mại hữu ích và sẵn có trên thị trường.

     

    Nếu bạn đang tìm kiếm các sản phẩm  Men vi sinh và Enzyme dùng cho thức ăn chăn nuôi, Nha Phước Thịnh cam đoan đem đến cho quý khách hàng các sản phẩm chất lượng và giá cả phải chăng nhất thị trường. Sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng trong suốt thời gian qua là nguồn động viên trên bước đường phát triển của Nha Phước Thịnh.

    CÔNG TY TNHH TM DV NHA PHƯỚC THỊNH

    Địa chỉ: 3 Xóm Vôi, Phường 14, Quận 5, TP.HCM

    Văn phòng: 143/50 Gò Dầu, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM

    Điện thoại: 02866860907

    Hotline: 0906.980.907  0933.933.224

    Email: nptyeast@gmail.com

    Website: www.nptyeast.vn

    0