Xử lý phèn trong ao nuôi tôm như thế nào hiệu quả nhất?

Xử lý phèn trong ao nuôi tôm như thế nào hiệu quả nhất?
28/12/2023 04:14 AM 984 Lượt xem

    Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm đang được rất nhiều bà con quan tâm. Vì nếu như ao bị nhiễm phèn sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cả về năng suất và chất lượng của tôm cá.

    Nguyên nhân gây nên tình trạng phèn trong ao nuôi tôm

    Nguyên nhân chính gây nên tình trạng phèn trong ao nuôi tôm đó chính là do hàm lượng  sunfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của Vi sinh vật nên sulfat bị khử, từ đó gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt có trong trầm tích tạo thành phèn.

    xu-ly-phen-trong-ao-nuoi-tom-1

    Nguyên nhân chính gây nên tình trạng phèn trong ao nuôi tôm đó chính là do hàm lượng  sunfat cao

    Dấu hiệu nhận biết vùng đất bị phèn thường có màu xám đen, đặc biệt là những vùng có chứa hàm lượng phèn cao. Những vùng này khi đào ao nuôi tôm thì người chăn nuôi cần phải xử lý trước khi nuôi tôm để đảm bảo năng suất của vật nuôi.

    Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn thì gây ra tác hại gì?

    Nhiễm phèn trong ao nuôi tôm gây ra những hậu quả rất lớn. Đặc biệt là tôm nuôi vì nồng độ pH trong đất phèn rất thấp, lượng canxi cũng rất ít nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ của loài giáp xác như tôm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm bị lột vỏ không hoàn toàn, bị dính vỏ ở tôm nhỏ làm cho tỷ lệ sống của tôm không cao.

    Bên cạnh đó, ao nuôi nếu như bị nhiễm phèn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hô hấp của vật nuôi. Quá  trình hô hấp tăng cao làm cho tôm cá và vi sinh vật mất nhiều năng lượng hơn từ đó giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi.

     Ao nuôi nếu như bị nhiễm phèn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hô hấp của vật nuôi

    Nồng độ PH thấp làm gia tăng lượng phèn trong ao nuôi  gây ức chế cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa Oxy của tôm nuôi làm cho tôm nuôi chậm lớn, màu sắc kém mất giá.

    Hướng dẫn cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm cá

    Để xử lý phèn trong ao nuôi tôm cá thì đối với những ao nuôi tôm bị nhiễm phèn thì lưu ý không nên phơi ao quá lâu vì các vết nứt lớn sẽ chứa nhiều oxi sẽ oxi hóa Pirit sắt và khi cấp nước vào chất này sẽ được giải phòng tạo nên phèn đỏ rất khó để xử lý.

    Để xử lý phèn cho ao nuôi gia tăng hàm lượng lân bằng  cách bón lân đáy ao nuôi bị nhiễm phèn đề tăng hàm lượng phospho khử sắt và giảm phèn. Tuy nhiên, việc áp dụng cách này lại làm hàm lượng các tảo độc như tảo lam, tảo giáp chiếm ưu thế. Chính vì vậy bạn cần phải thêm một bước xử lý tảo sau khi xử lý phèn.

    Bón vôi cho đáy ao nuôi cũng chính là phương pháp giúp giảm lượng phèn cho ao nuôi. Bón vôi có tác dụng tăng độ PH, giảm phèn tuy nhiên cần bón vào lúc chiều mát và phải tháo nước ngay vào ngày hôm sau, tránh việc phơi ao quá lâu. 

    Ngoài những cách kể trên xử lý phèn ao nuôi tôm bằng men vi sinh cũng chính là cách xử lý phèn mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, đồng thời mang lại hiệu quả cao cho bà con chăn nuôi. 

    0